Ngoài Trung Quốc Đồ gốm hoa lam

Đồ gốm Hồi giáo

Hình trái: Đĩa thời Minh với trang trí dây nho, thế kỷ 15, lò Cảnh Đức Trấn, Giang Tây. Bảo tàng Anh.
Hình phải: Đĩa gốm frit với trang trí dây nho, Iznik, Thổ Nhĩ Kỳ, 1550-1570. Bảo tàng Anh.

Đồ sứ hoa lam của Trung Quốc đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Trung Đông từ thế kỷ 14, nơi cả hai loại đồ Trung Quốc và Hồi giáo cùng tồn tại.[16]

Đĩa sứ hoa lam thời Minh, thế kỷ 16 (Bảo tàng Topkapı, Istanbul).

Từ thế kỷ 13, các thiết kế bằng hình ảnh của Trung Quốc, như hạc bay, rồnghoa sen cũng bắt đầu xuất hiện trong các sản phẩm gốm của vùng Cận Đông, đặc biệt là ở SyriaAi Cập.[17]

Đồ sứ Trung Quốc vào thế kỷ 14 hoặc 15 đã được truyền sang Trung ĐôngCận Đông, và đặc biệt là đến đế quốc Ottoman thông qua quà tặng hoặc chiến lợi phẩm. Các mẫu thiết kế trang trí của Trung Quốc có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với các nhà sản xuất đồ gốm tại Iznik, Thổ Nhĩ Kỳ. Thiết kế "dây nho" thời Minh nói riêng là rất phổ biến và đã được sao chép rộng rãi dưới thời đế quốc Ottoman.[17]

Việt Nam

Người Việt đã bắt đầu sản xuất đồ sứ hoa lam bằng kỹ thuật riêng của mình từ thế kỷ 13.[18] Làng Chu Đậu tại tỉnh Hải Dương là nơi sản xuất gốm sứ lớn, đạt đỉnh cao trong thế kỷ 15 và 16, và suy tàn vào thế kỷ 17. Trong thời kỳ đỉnh cao, đồ gốm sứ Chu Đậu có mặt chủ yếu ở Nhật Bản, Đông Nam Á, Tây Á và Tây Âu.[19][20][21]

Nhật Bản

Người Nhật đã sớm ngưỡng mộ đồ gốm hoa lam Trung Quốc và mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua coban (từ Iran qua Trung Quốc) nhưng họ đã sớm sản xuất đồ gốm hoa lam của riêng mình, thường là đồ sứ Nhật Bản, bắt đầu được sản xuất vào khoảng năm 1600. Như một nhóm, chúng được gọi là sometsuke (染付, nhiễm phó). Phần lớn hoạt động sản xuất này được bao trùm bằng thuật ngữ khu vực mơ hồ là đồ gốm Arita, nhưng một số lò nung, như đồ gốm Hirado chất lượng cao, chuyên về gốm hoa lam, và ít sản xuất đồ gốm loại khác. Một tỷ lệ cao đồ gốm từ khoảng 1660-1740 là đồ sứ Nhật Bản xuất khẩu, hầu hết dành cho thị trường châu Âu.

Lò nung độc nhất, sản xuất đồ gốm Nabeshima để làm quà tặng chính trị hơn là mua bán thương mại, làm nhiều đồ sứ chỉ với màu xanh lam, nhưng cũng sử dụng màu xanh lam rất nhiều trong đồ sứ đa sắc của mình, trong đó trang trí các mặt của đĩa thường chỉ dùng màu xanh lam. Đồ gốm Hasamiđồ gốm Tobe là những đồ gốm sứ phổ biến hơn, chủ yếu sử dụng màu xanh lam và màu trắng.

  • Đĩa sứ Arita lớn, khoảng năm 1680, mô phỏng đồ gốm Kraak Trung Hoa xuất khẩu.
  • Cốc vại bằng sứ hoa lam trang trí dưới men của đồ gốm Arita Nhật Bản với nắp đạy bằng bạc Hà Lan, năm 1690.
  • Bát sứ Nabeshima, niên hiệu Hưởng Bảo (享保, Kyōhō), 1716-1736.
  • Cốc đựng nước (trong trà đạo) làm từ đồ gốm Hirado, với trang trí là bụi trúc, nửa đầu thế kỷ 18.

Triều Tiên

Người Triều Tiên bắt đầu sản xuất đồ sứ hoa lam vào đầu thế kỷ 15, với lối trang trí chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Hoa. Sau đó một số đồ sành hoa lam cũng được làm ra. Do đó, tất cả các sản phẩm hoa lam lịch sử đều thuộc triều đại nhà Triều Tiên (1392–1897). Trong các loại bình, vai rộng đặc trưng của các dạng được ưa chuộng ở Triều Tiên cho phép vẽ tranh rộng rãi. Rồng và các cành hoa là một trong những đối tượng phổ biến.

Châu Âu

Ảnh hưởng ban đầu

Bình alla porcelana, Cafaggiolo, Italia, 1520.

Đồ sứ hoa lam Trung Quốc đã được sao chép ở châu Âu từ thế kỷ 16, với kỹ thuật sản xuất gốm faenza hoa lam gọi là alla porcelana. Ngay sau những thí nghiệm đầu tiên để tái tạo vật liệu làm sứ hoa lam Trung Quốc thì đồ sứ châu Âu đã được làm với đồ sứ Medici. Những tác phẩm ban đầu này dường như là pha trộn ảnh hưởng từ các đồ gốm sứ hoa lam Trung Quốc và Hồi giáo.[22]

Mô phỏng Trung Quốc trực tiếp

Xem thêm thông tin: Đồ sứ Pháp
Đồ sứ thời Khang Hy bọc bạc Pháp, 1717-1722.

Vào đầu thế kỷ 17, đồ sứ hoa lam Trung Quốc đã được xuất khẩu trực tiếp sang châu Âu. Vào thế kỷ 17 và 18, đồ sứ hoa lam phương Đông được đánh giá rất cao ở châu Âu và châu Mỹ và đôi khi được nâng cấp bằng việc bọc bạc và vàng ròng, nó được các vị vua chúa sưu tầm.

Đồ gốm Delft Hà Lan vẽ phong cảnh Trung Hoa, thế kỷ 18. Bảo tàng Ernest Cognacq.Gốm faenza hoa lam với phong cảnh Trung Hoa, đồ gốm faenza Nevers, Pháp, 1680-1700.

Sản xuất đồ sứ ở châu Âu bắt đầu tại Meissen, Đức vào năm 1707. Những bí mật chi tiết về kỹ thuật làm đồ sứ xương cứng của Trung Quốc đã được truyền sang châu Âu thông qua các nỗ lực của linh mục Dòng Tên Francois Xavier d'Entrecolles từ năm 1712 đến năm 1722.[23]

Đồ sứ thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đồ sứ Trung Hoa và các đồ sứ phương Đông khác và một mẫu trang trí ban đầu là củ hành lam hiện nay vẫn được sản xuất tại nhà máy Meissen. Giai đoạn đầu của đồ sứ Pháp cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các thiết kế trang trí Trung Hoa.

Đồ sứ thời kỳ đầu của Anh cũng chịu ảnh hưởng của đồ sứ Trung Hoa và khi sản xuất đồ sứ bắt đầu ở Worcester, gần 40 năm sau Meissen thì đồ sứ hoa lam phương Đông vẫn là nguồn cảm hứng cho hầu hết các trang trí được sử dụng. Đồ gốm được vẽ tay và in chuyển được làm tại Worcester và các nhà máy khác ở Anh thời kỳ đầu là theo phong cách được gọi là phong cách Trung Hoa (chinoiserie). Đồ sứ Chelseađồ sứ Bow ở London và đồ sứ LowestoftĐông Anglia đặc biệt sử dụng nhiều màu xanh và trắng. Đến thập niên 1770 đồ gốm ngọc thạch anh của Wedgwood, là đồ sành nung mộc nhưng vẫn sử dụng coban oxit, đã tìm ra một cách tiếp cận mới đối với đồ gốm hoa lam, và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.

Nhiều nhà máy châu Âu khác cũng đi theo xu hướng này. Ở Delft, đồ gốm hoa lam Hà Lan lấy thiết kế từ những đồ sứ Trung Quốc xuất khẩu được sản xuất cho thị trường Hà Lan đã được làm với số lượng lớn trong suốt thế kỷ 17. Bản thân đồ gốm Delft hoa lam cũng được các nhà máy ở các nước châu Âu khác sao chép rộng khắp, trong đó bao gồm cả ở Anh, nơi nó được gọi là đồ gốm Delft của Anh.

Hoa văn

Một vài đồ gốm hoa lam với hoa văn cây liễu, khoảng thập niên 1800. Bảo tàng Di sản Lahaina.

Những đồ vật trong hình minh họa (bên trái) được trang trí bằng cách in chuyển, với hoa văn cây liễu nổi tiếng, được các thợ gốm châu Âu sáng tạo ra khoảng thập niên 1780. Sự bền bỉ của hoa văn cây liễu đến mức khó có thể xác định tuổi của vật phẩm được thể hiện trong hình với độ chính xác cao; nó có thể là khá gần đây nhưng những đồ vật tương tự như thế đã được các nhà máy ở Anh sản xuất với số lượng lớn trong một khoảng thời gian dài và hiện nay vẫn còn được sản xuất. Hoa văn cây liễu, được cho là kể về câu chuyện buồn của một cặp tình nhân vượt qua các vì sao, là một thiết kế hoàn toàn của châu Âu, mặc dù thiết kế này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về phong cách bởi các đặc điểm thiết kế vay mượn từ đồ sứ Trung Quốc xuất khẩu trong thế kỷ 18. Đến lượt mình, hoa văn cây liễu lại được các thợ gốm Trung Quốc sao chép, nhưng với lối trang trí vẽ tay chứ không phải in chuyển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm hoa lam http://www.chinaonlinemuseum.com/ceramics-blue-and... http://www.history-science-technology.com/notes/no... http://www.koh-antique.com/lyc/belitung_shipwreck.... http://www.maritime-explorations.com/belitung%20ar... http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/205489... http://idlethink.wordpress.com/2009/07/14/curating... http://www.asia.si.edu/exhibitions/online/iraqChin... //dx.doi.org/10.1080%2F20548923.2016.1272310 http://www.metmuseum.org/art/metpublications/Japan... http://www.metmuseum.org/works_of_art/collection_d...